Trang chủ Liên hệ

Cách rã đông nào hữu hiệu nhất?

Tulanh-hitachi.com 20/10/2021

Rã đông thực phẩm như thế nào là đúng cách? Cách rã đông nào hữu hiệu nhất?

-Cách hữu hiệu nhất nằm ở cuối bài-

Đóng băng thực phẩm giúp cho quá trình lưu trữ tốt hơn, đặc biệt là về chất lượng thực phẩm của như độ an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, quá trình rã băng thực phẩm để chế biến, lại là một thách thử không nhỏ. Vậy, phương pháp rã đông nào được thực hiện là an toàn với thực phẩm và được các cơ quan quản lý Thực phẩm phê chuẩn.

1. Rã đông thực phẩm đúng cách

Rã đông thực phẩm đúng cách rất quan trọng để giữ cho thực phẩm an toàn khi sử dụng. Theo luật của cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) quy định nhiệt của của thực phẩm không được vượt quá 4 độ C trong quá trình rã đông. Những người chế biến phải có kế hoạch trước để có phương pháp rã đông thực phẩm phù hợp.

2. Nên làm khi rã đông thực phẩm

2.1. Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh

Làm tan băng trong tủ lạnh sẽ mất nhiều thời gian hơn để ở ngoài với nhiệt độ phòng. Rã đông bằng phương pháp này là an toàn nhất giúp đảm bảo thực phẩm vẫn được giữ ở nhiệt độ khoảng 4 độ C. Chẳng hạn, để rã đông những miếng thịt gà to được đông lạnh với khối lượng khoảng 2kg cần 24 giờ để thực hiện. Tuy nhiên, khi rã đông trong tủ lạnh nên chú ý để thực phẩm rã đông ở ngăn tủ cuối cùng để tránh nước từ thực phẩm rò rỉ xuống các thực phẩm khác.

2.2. Thay đổi cách rã đông một cách linh hoạt

Phương pháp rã đông trong tủ lạnh cần rất nhiều thời gian, cho nên nó sẽ làm mất khá nhiều thời gian nếu bạn thay đổi kế hoạch của bữa ăn. Một số loại thực phẩm như thịt bò xay, thịt hầm, thịt gia cầm có thể bảo quản thêm trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày hoặc thịt bò bít tết và sườn heo có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày. Với bất kỳ phương pháp rã đông an toàn nào, cũng cần phải nấu chín thức ăn ngay lập tức. Trong trường hợp, thực phẩm vừa lấy ra vẫn còn đông lạnh, và bạn đổi ý không muốn chế biến món ăn đó nữa, thì bạn có thể đặt nó trở lại ngay trong tủ đá để tiếp tục bảo quản đông.

2.3. Luôn kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh

Nhiệt độ tủ lạnh ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm được lưu trữ trong nó. Để đảm bảo quá trình bảo quản ở nhiệt độ yêu cầu, cần phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh với nhiệt độ làm lạnh là 4 độ C đến dưới 0 độ C. Nếu nhiệt độ tủ lạnh đặt càng thấp thì thời gian rã đông thực phẩm càng tốn nhiều thời gian hơn.

2.4. Rã đông thực phẩm trong nước lạnh

Phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian hơn và nhanh hơn so với phương pháp rã đông trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nó hơi thủ công và tốn công một chút. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đổ đầy bồn nước lạnh và có thể cho trực tiếp gói thực phẩm đang đông lạnh vào để rã đông. Nếu thực phẩm không được bọc trong túi kín thì hãy đặt chúng vào túi kín và rã đông trực tiếp với nước lạnh. Cứ sau 30 phút lại thay nước một lần cho đến khi thực phẩm tan băng hoàn toàn. Với phương pháp này, trong khoảng thời gian 1 giờ sẽ rã đông hoàn toàn 0.5 kg thịt.

2.5. Rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng
Bạn có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm đóng băng. Mặc dù, đây là phương pháp an toàn nhưng nó lại không phải là phương pháp phổ biến nhất. Bởi vì không phải lúc nào thực phẩm cũng có thể tan toàn bộ băng. Tuy nhiên, phương pháp này khá hữu dụng cho những thực phẩm đã sơ chế sẵn chẳng hạn như thịt xay.


2.6. Sử dụng nồi nấu nhanh hoặc nồi áp suất
Nồi áp suất hay nồi nấu nhanh làm nóng thực phẩm đông lạnh nhanh chóng trong thời gian ngắn. Như vậy, thịt sẽ không bị kéo dài thời gian rã đông cũng như sẽ không có thời gian để cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để phá huỷ các chất dinh dưỡng trong thịt. Những món ăn được rã đông bằng phương pháp này khá an toàn cho người sử dụng.

2.7. Nấu thực phẩm mà không cần rã đông
Bạn có thể không cần rã đông thực phẩm đông lạnh ví dụ như các loại thịt có thể nấu ngay. Nếu mất 30 phút để nấu món thịt gà đã được rã đông thì khi để nguyên gà chưa rã đông nấu sẽ mất khoảng 45 phút. Hoặc với các loại rau quả đông lạnh cũng tương tự, bạn có thể nấu chín trực tiếp mà không cần rã đông.

3. Không nên làm khi rã đông thực phẩm

3.1. Rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Khi muốn ra đông thực phẩm chẳng hạn là thịt gà đóng băng trong tủ lạnh bằng cách bỏ ra ngoài nhiệt độ thường. Sau đó, mới sử dụng thực phẩm này để chuẩn bị cho bữa ăn. Điều này có thể làm cho thực phẩm trở nên tồi tệ cả về chất lượng cũng như độ an toàn cho người sử dụng. Bởi vì bất kỳ loại thực phẩm nào được đóng băng và khi tan băng ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian hơn 2 giờ, thì lúc này thực phẩm rất dễ nhiễm vi khuẩn đồng thời nó cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Khi điều này xảy ra, thì chất lượng của thực phẩm sẽ giảm đi cùng với sự an toàn của thực phẩm cho người sử dụng sẽ giảm. Có thể sẽ gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm do bị nhiễm vi sinh vật.
Hầu hết các loại thực phẩm như thịt sống, thịt gia cầm, trứng nếu rã đông không ở nhiệt độ an toàn thì nó sẽ bị giảm chất lượng và là môi trường tốt cho vi sinh vật xâm nhập.

3.2. Sản phẩm đông lạnh một phần
Phần bên ngoài của thực phẩm đông lạnh thường tan ra trước so với phần chính giữa của thực phẩm. Điều này có nghĩa là, những phần tan ra trước này là khu vực nguy hiểm và là nơi vi sinh vật xâm nhập trước tiên ngay cả khi các vị trí khác vẫn còn đóng băng.

3.3. Không rã đông thực phẩm trong nước nóng
Nước nóng có thể giúp quá trình rã đông thực phẩm trở nên nhanh chóng hơn. Nhưng với nhiệt độ tăng cao như vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm rã đông mà nó còn là nguy cơ giúp vi khuẩn bắt đầu phát triển và phá huỷ thành phần dinh dưỡng.

3.4. Không rã đông thực phẩm ở những nơi như máy rửa chén, tầng hầm, hiên nhà
Bạn không nên rã đông thực phẩm ở những nơi như trong máy rửa chén, nhà để xe, tầng hầm, hiên nhà, kể cả trong trường hợp ngoài trời nhiệt độ thấp và rất lạnh.

3.5. Không rã đông thực phẩm trong nồi nấu chậm
Không nên sử dụng nồi nấu chậm để rã đông thực phẩm đóng băng, đặc biệt là thịt. Vì khi đó, nó sẽ nấu một phần hay toàn bộ phần thịt cần được rã đông. Ngoài ra, sử dụng nồi nấu chậm để nấu các loại thịt đông lạnh sẽ làm kéo dài thời gian rã đông, như vậy thịt sẽ tồn tại quá lâu cùng với phát triển của vi sinh vật trước khi thịt chín hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến sự không an toàn cho người sử dụng món ăn này.

4. Cách rã đông thực phẩm hữu hiệu nhất.    

Cách rã đông thực phẩm hữu hiệu nhất chính là bảo quản thực phẩm không cần rã đông. Với những chiếc tủ lạnh Hitachi luôn dẫn đầu về công nghệ, ngày nay chúng ta đã có những tính năng ưu việt như ngăn đông mềm hay cao cấp hơn là ngăn chân không. Ngăn đông mềm cho phép bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ -3 độ C. Ngăn chân không giúp bảo quản thực phẩm ở môi trường không có không khí và thực phẩm sẽ không bị oxy hoá. Nhờ vậy mà chúng ta có thể bảo quản thực phẩm được lâu hơn, giữ được các dưỡng chất, màu sắc và mùi vị trong thực phẩm tối đa, thực phẩm dễ thấm gia vị hơn và đặc biệt không mất thời gian rã đông phiền phức.  Tính năng ngăn đông mềm đã được nhiều thương hiệu tủ lạnh tích hợp nhưng công nghệ ngăn chân không hiện nay mới chỉ có Hitachi làm được. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ bảo quản thực phẩm khiến cuộc sống ngày càng chất lượng hơn.

Để cuộc sống thoải mái hơn và trải nghiệm việc nấu ăn dễ dàng hơn, một chiếc tủ lạnhngăn đông mềm hay ngăn chân không của Hitachi là vô cùng cần thiết.

Tulanh-hitachi.com xin giới thiệu một số mẫu tủ lạnh có ngăn đông mềmngăn chân không để các bạn tham khảo.                              

Tủ lạnh Hitachi có ngăn đông mềm.        

Tủ lạnh Hitachi có ngăn chân không.

Bài viết liên quan